Phong trào Cải cách Albert_xứ_Saxe-Coburg_và_Gotha

Ảnh chụp Vương tế Albert.

Năm 1847, Albert được bầu làm Hiệu trưởng của Đại học Cambridge sau chiến thắng trước Bá tước Powis.[57] Albert dùng danh nghĩa Hiệu trưởng để vận động cuộc cải cách và hiện đại hóa chương trình giảng dạy đại học, theo đó mở rộng thêm các môn lịch sử hiện đại và khoa học tự nhiên kết hợp với Toán học và Văn học truyền thống.[58]

Mùa hạ năm đó, Victoria và Albert trải qua kì nghỉ mưa ở Loch Laggan miền tây Scotland, nhưng ông nghe tin từ bác sĩ riêng, Sir James Clark, rằng con trai mình muốn có một kì nghỉ ở Lâu đài Balmoral, một nơi có gió và nắng đẹp.[59] Người đang thuê Balmoral, Sir Robert Gordon, bất ngờ chết vào đầu tháng 10, và Albert bắt đầu đàm phán để thuê lại nơi này từ chủ sở hữu, là Bá tước Fife.[60] Tháng 5 năm sau, Albert thuê Balmoral, trước đó ông chưa bao giờ đến nơi này một lần. Tháng 9 năm 1848, ông cùng vợ là con đến lâu đài lần đầu tiên.[61] Họ đến để thưởng thức sự thư giãn và riêng tư mà nó mang lại.[62]

Phong trào Cách mạng bùng lên khắp Âu châu năm 1848 như một hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng.[63] Suốt năm đó, Victoria và Albert phàn nàn về chính sách đối ngoại trung dung của Ngoại trưởng Palmerston, họ cho rằng như thế sẽ làm mất ổn định chính trị ở các cường quốc châu Âu.[64] Albert quan tâm đến số phận của nhiều thân nhân hoàng tộc của mình, nhiều người trong số họ đã bị lật đổ sau Cách mạng.[65] Ông và Victoria, vừa hạ sinh con gái trong năm đó, đã có một thời gian rời khỏi London sang tránh nạn ở Osborne.[66] Mặc dù ở Anh quốc cũng có những cuộc biểu tình lẻ tẻ, nhưng không có cuộc cách mạng nào đáng chú ý nào diễn ra, và Albert thậm chí còn được quần chúng tán dương khi ông bày tỏ quan điểm chính trị của mình với một cái nhìn tổng quan và khoan hòa.[67]

Trong bài diễn văn tại Hiệp hội Cải thiện đời sống tầng lớp Lao động, nơi mà ông là Chủ tịch, ông bày tỏ quan điểm "cảm thông và quan tâm đến cộng đồng của chúng ta, những người phải làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất trên thế giới này". Đó là "bổn phận của những ai, dưới sự ban phước của Thiên Chúa, đem địa vị, tiền bạc và kiến thức" để giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình.

Đại Triển lãm 1851 được tổ chức tại Cung điện Thuỷ tinhCông viên Hyde, London. Một trong những sự kiện vĩ đại thời Victoria.

Là một người có tư tưởng khá tiến bộ và tự do, Albert không chỉ mở đường cho cải cách giáo dục đại học, phúc lợi công cộng, tài chính hoàng gia và cải cách bãi nô, mà ông còn có dành sự quan tâm của mình cho việc áp dụng khoa học và nghệ thuật để phục vụ cho nền công nghiệp.[68] Đại Triển lãm 1851 được tổ chức nhân triển lãm thường niên của Hiệp hội Nghệ thuật, nơi mà Albert trở thành Chủ tịch từ năm 1843, đã thành công vang dội phần lớn nhờ những nỗ lực của ông.[51][69] Albert trở thành Chủ tịch Ủy ban Triển lãm Hoàng gia 1851, và phải nỗ lực đấu tranh cho từng giai đoạn của dự án này.[70] Tại Hạ viện, Huân tước Brougham phản đối đề xuất tổ chức triển lãm ở Công viên Hyde.[71] Những người chống đối lập luận rằng những tên ngoại đạo và lực lượng cách mạng nước ngoài sẽ nhân đó tìm cơ hội quấy rối, phá hoại đạo đức và đức tin của người Anh.[72] Albert nghĩ rằng nói như thế là vô lý, ông tin rằng nền sản xuất của Anh sẽ nhận được nhiều lợi ích khi nhập khẩu các sản phẩm chất lượng từ các nước khác.[51]

Nữ vương Victoria khai trương cuộc triển lãm tại Cung điện Thuỷ tinh, một tòa nhà kính được thiết kế đặc biệt, vào ngày 1 tháng 5 năm 1851. Cuộc triển lãm giành được thành công lớn.[73] Khoản lợi nhuận £180,000 được dùng để thuê đất ở South Kensington, tại đó người ta thành lập các tổ chức giáo dục và văn hóa — như Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Bảo tàng Khoa học, Cao đẳng Đế quốc London và những nơi về sau gọi là Sảnh Hoàng gia AlbertBảo tàng Victoria và Albert.[74] Khu vực này còn bị những người châm biếm gọi là "Albertopolis".[75]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Albert_xứ_Saxe-Coburg_và_Gotha http://www.britannica.com/EBchecked/topic/12822 http://www.nationalpost.com/arts/movies/story.html... http://www.oxforddnb.com/view/article/274 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8108541 //dx.doi.org/10.1093%2Fgerhis%2Fghn047 //dx.doi.org/10.1093%2Fref:odnb%2F274 http://qjmed.oxfordjournals.org/content/86/12/837.... //www.worldcat.org/oclc/760284773 http://www.bbc.co.uk/history/historic_figures/albe... http://www.nationalgallery.org.uk/collectors/princ...